4 nhược điểm đáng tiếc trên Android P
Android P vừa được Google giới thiệu vào đầu tháng vừa rồi. Tuy nhiên ở phiên bản Beta nó còn tồn tại một số nhược điểm. Hi vọng những vấn đề dưới đây sẽ được khắc phục trong bản chính thức ra mắt vào quý III năm nay.
Android P vừa được Google giới thiệu vào đầu tháng vừa rồi. Tuy nhiên ở phiên bản Beta nó còn tồn tại một số nhược điểm. Hi vọng những vấn đề dưới đây sẽ được khắc phục trong bản chính thức ra mắt vào quý III năm nay.
Thao tác cử chỉ phức tạp, không bỏ được hàng phím ảo
Điều hướng trên Android P đã được làm mới hàn toàn so với các phiên bản trước. Theo đó, nhà phát triển đã chuyển sang sử dụng thao tác điều hướng bằng cử chỉ.
Tại nút Home, người dùng có thể bấm một lần để về màn hình, quẹt ngang hoặc vuốt lên để thực hiện đa nhiệm, vuốt lên hai lần hoặc vuốt dài để hiện khay ứng dụng,… Dù loại bỏ nút Recent nhưng nút Home tích hợp quá nhiều thao tác dễ dẫn tới sự nhầm lẫn.
Nút Recent đã loại bỏ nhưng nút Back vẫn còn đó. Dường như không một thao tác nào có thể thay thế được chức năng này nên Google vẫn quyết giữ lại phím Back. Dù đã tích hợp nhiều cử chỉ nhưng Google vẫn không loại bỏ được hoàn toàn nút Home như iPhone X, nên vẫn phải tốn diện tích màn hình cho phím ảo.
Thực tế đã có nhiều nhà sản xuất như Oppo và Xiaomi tích hợp cử chỉ trên smartphone của mình thay cho nút back. Nhưng đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời vì không thể đồng bộ với mọi thiết bị như ba phím gốc của Android.
Giao diện quá nhiều màu và hiệu ứng chuyển đổi rườm rà
Ở phiên bản Android Nougat và Oreo có tông màu khá nhạt nhưng Android P thì ngược lại khi mang một giao diện nhiều màu sắc.
Trong mục cài đặt của Android P, mỗi một chức năng sẽ có màu sắc khác nhau giúp người dùng nhận biết nhanh chóng mục cần tìm. Tuy nhiên, Android P lại thay đổi quá nhanh chóng khiến người dùng bị rối mắt.
Thanh thông báo chỉ tối đa 3 biểu tượng
Hiệu ứng chuyển đổi giữa các ứng dụng trên Android P tương đối rườm rà. Điển hình như khi chuyển hai ứng dụng: màn hình thu nhỏ, chuyển sang ứng dụng thứ hai rồi lại phóng ra. Ngoài ra, hiệu ứng còn không mượt, tạo cảm giác giật cục dù rằng phần cứng điện thoại mạnh mẽ.
Phía bên trái của màn hình trên phiên bản Android P có thêm sự xuất hiện của biểu tượng đồng hồ. Như vậy có nghĩa máy chỉ hiển thị được thêm 3 biểu tượng thông báo khác, nếu có thêm sẽ hiển thị biểu tượng ba chấm ở giữa và bạn cần kéo xuống để xem.
Dường như Google đang muốn làm hệ điều hành tương thích tốt hơn với màn hình tai thỏ. Nhưng với một số thiết bị cũ không có tai thỏ thì thanh thông báo là không tối ưu.
Tính năng xoay màn hình tiện nhưng hơi thừa
Google đã bổ sung thêm nút tắt tính năng xoay màn hình ở thanh phím ảo giúp người dùng chủ động hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì tính năng này hơi thừa thãi.
Như khi xem trên ứng dụng YouTube thì nó đủ thông minh tự động ngoay ngang mỗi khi người dùng bấm vào nút phóng to màn hình. Nhiều người phàn nàn rằng biểu tượng này nhiều lúc khiến người dùng mất tập trung. Nếu Google bổ sung thêm tính năng cho phép tự lựa chọn ứng dụng nào cần xoay tự động, hoặc ứng dụng nào luôn xem dọc có vẻ sẽ tốt hơn.